QUALITY MANAGER CAREER

QUALITY MANAGER: VAI TRÒ, YÊU CẦU & TRIỂN VỌNG

Vai trò

Mỗi tổ chức của tất cả các lĩnh vực đề cần quản lý chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Trong quản lý chất lượng toàn diện, chất lượng là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức. Tuy nhiên, có một vị trí rất quan trọng để đảm bảo mỗi cá nhân trong tổ chức nhận thức và thực hiện các trách nhiệm chất lượng của mình. Đó chính là giám đốc chất lượng. Nói một cách ngắn gọn, giám đốc chất lượng có vai trò đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức đáp ứng như cầu và mong đợi của khách hàng, cũng như các yêu cầu hoặc quy định của ngành hay quốc gia. Giám đốc chất lượng giúp tổ chức duy trì năng suất và lợi nhuận, đặc biệt thông qua triển khai và giám sát các chương trình quản lý chất lượng.

Yêu cầu năng lực

Với sự thay đổi của tư duy chất lượng từ kiểm tra sản phẩm đến quản lý chất lượng toàn diện, mong đợi đối với giám đốc chất lượng không chỉ hạn chế ở kiến thức chuyên ngành mà mở rộng sang các kiến thức và kĩ năng quản lý khác. Các bài viết liên quan đến quản lý chất lượng toàn diện, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và tám nguyên tắc chất lượng phần nào cho chúng ta thấy được các yêu cầu đối với giám đốc chất lượng. Mục đích của bài viết này là sắp xếp các yêu cầu năng lực thành các lĩnh vực khác nhau nhằm giúp giám đốc chất lượng hoạch định lộ trình phù hợp để phát triển năng lực cá nhân.

Kỹ năng lãnh đạo, bao gồm các công việc:

  • Thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn;
  • Quản lý thay đổi;
  • Ra quyết định;
  • Động viên và trao quyền;
  • Trao đổi thông tin (thuyết trình, hội họp);
  • Quản lý thời gian;
  • Thương thuyết.

Hoạch định chiến lược, bao gồm:

  • Hoạch định mục tiêu chiến lược;
  • Phân tích rủi ro;
  • Quản lý kết quả hoạt động.

Hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm:

  • Cách tiếp cận quá trình;
  • Tư duy rủi ro;
  • Hệ thống tài liệu;
  • Đánh giá nội bộ, bao gồm đánh giá hệ thống & đánh giá quá trình.

Con người, bao gồm:

  • Làm việc nhóm;
  • Phát triển kỹ năng;
  • Đánh giá nhân sự;
  • Xử lý xung đột.

Thiết kế sản phẩm và quá trình, bao gồm:

  • Quản lý dự án phát triển;
  • VA/VE;
  • QFD
  • FMEA;
  • Control plan.

Kiểm soát sản phẩm và quá trình, bao gồm:

  • Kiểm tra lấy mẫu (sampling);
  • Kiểm tra và thử nghiệm;
  • Chi phí không chất lượng;
  • Kiểm soát thay đổi 4M;
  • Kiểm soát bất thường;
  • Hiệu chuẩn thiết bị đo;
  • Biểu đồ kiểm soát;
  • Phân tích hệ thống đo.

Cải tiến thường xuyên, bao gồm:

  • Quá trình cải tiến;
  • 8D report;
  • 7 công cụ QC truyền thống;
  • 7 công cụ QC mới;
  • Kaizen;
  • QCC;
  • Six Sigma.

Khách hàng và đối tác, bao gồm:

  • Quản lý quan hệ khách hàng;
  • Đo lường sự hài lòng của khách hàng;
  • Xử lý khiếu nại;
  • Lựa chọn nhà cung cấp;
  • Quản lý & đánh giá nhà cung cấp.

Triển vọng nghề nghiệp

Chuyên gia chất lượng có thể làm việc trong tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, doanh nghiệp hay tổ chức công dưới nhiều hình thức khác nhau, một số có tính chuyên sâu một số có tính tổng quát. Các chức danh chuyên môn chất lượng cũng rất đa dạng từ vị trí kĩ sư chất lượng kiểm soát trực tiếp chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho đến vị trí Giám đốc chất lượng đóng vai trò định hướng chất lượng trong ban lãnh đạo tổ chức.

Chuyên gia chất lượng có thể bắt đầu sự nghiệp với một chuyên ngành khác như kĩ thuật, quản trị, an toàn… nhưng ngày này có nhiều trường có chuyên ngành về quản lí chất lượng để cung cấp cơ hội cho những người muốn khởi đầu sự nghiệp từ ngành quản lí chất lượng.

Tại sao bạn nên theo đuổi nghề này?

1) Vai trò ngày càng quan trọng trong tổ chức

Nếu bạn đã tìm hiểu về sự thay đổi tư duy quản lí chất lượng chắc hẳn bạn hiểu ngày nay chuyên môn chất lượng không chỉ bó hẹp trong việc kiểm tra chất lượng hiện trường mà nó còn liên quan đến sự dẫn dắt toàn bộ tổ chức trong chiến lược liên quan đến chất lượng.

 2) Niềm vui đóng góp vào sự thay đổi của tổ chức

Như ẩn chứa trong định nghĩa của “chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng”, người làm chuyên môn chất lượng sẽ luôn cảm thấy hứng thú luôn cố gắng tìm kiếm giải pháp tốt hơn, thông minh hơn hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng & bên hữu quan.

3) Trở thành người được tôn trọng trong tổ chức

Công việc quản lí chất lượng là công việc duy nhất ngoài chức danh Giám đốc điều hành mà phạm vi công việc của nó liên quan đến việc cải tiến tất cả các lĩnh vực trong tổ chức. Do đó, bạn có thể làm việc với tất cả mọi người và hỗ trợ họ đạt được mục tiêu.

4) Cơ hội học hỏi không ngừng

Với công việc liên quan đến hiệu lực và hiệu quả kinh doanh, bạn có thể học hỏi không ngừng từ những thành công và thất bại của tổ chức.

5) Tự do chuyển đổi

Với những kiến thức tổng quát về quản trị, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khách hoặc ngành nghề này sang ngành nghề khác.

6) Xây dựng doanh nghiệp riêng của mình

Với lợi thế vốn tự có và nhu cầu liên tục của thị trường bạn có thể dễ dàng xây dựng doanh nghiệp riêng cho mình trong khi vẫn duy trì niềm vui hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện kết quả hoạt động.