BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC – THẤT LẠC CÕI NÀO
Người bận rộn hay kẻ mộng mơ
Các ông bố trách nhiệm có thể hỏi: “Dự định của con cho một năm mới là gì”. Các người con có trách nhiệm có thể trả lời “Con sẽ tập trung học tiếng Anh”. Người bố có thể hỏi tiếp “Mục tiêu của con là gì”. Ở gia đình thứ nhất người con trả lời: “Mục tiêu của con là luyện nghe tiếng Anh 2 giờ mỗi ngày”. Ở gia đình thứ hai người con đáp: “Mục tiêu của con là IELTS 7.5”. Người con của gia đình thứ ba hào hứng: “Con muốn trở thành công dân toàn cầu”. Theo bản có người con nào trả lời sai câu hỏi của bố không?
Về ngữ nghĩa có thể cả ba đều đúng. Tuy nhiên nếu phân tích kĩ hơn 3 câu trả lời chúng ta có thể thấy chúng không sai chứ không hẳn đã đúng. Với người con thứ nhất, mục tiêu học tập 2h mỗi ngày là một mục tiêu là rất rõ ràng, cụ thể và dễ kiểm soát, đánh giá. Tuy nhiên điều gì có thể chứng tỏ việc học mỗi ngày 2 tiếng là đủ và hiệu quả. Nếu điểm thi cuối năm không đạt 7.5 người đó lại phải làm lại từ đầu hay tìm con đường khác. Mục tiêu người con này đặt ra thực tế chỉ là một thước đo mức độ hoàn thành một công việc hay hoạt động (activity) nào đó. Nó không hẳn là mục tiêu cần đạt được. Người đặt mục tiêu kiểu này được thuộc mẫu người BẬN RỘN.
Câu trả lời của người con thứ hai chính là cái mà người con thứ nhất thiếu. Đạt được IELTS 7.5 có thể là mục tiêu cho việc không lướt facebook và dành ra mỗi ngày 2 tiếng để học tiếng Anh. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào mục tiêu 7.5 IELTS liệu có gì đảm bảo người con thứ hai sẽ duy trì động lực thực hiện mục tiêu và có biết làm thế nào để đạt mục tiêu không.
Câu trả lời của người con thứ ba có thể là động lực cho người con thứ hai để đạt được mục tiêu IELTS 7.5. Nguồn động lực này đúng là không hề nhỏ nhưng liệu người con này có bỏ cuộc khi nhận ra việc học tiếng Anh không phải là cách tốt nhất để trở thành công dân toàn cầu. Người đặt mục tiêu kiểu này thuộc mẫu người MƠ MỘNG.
Thực trạng triển khai tại doanh nghiệp
Hằng năm, các công ty cũng thường yêu cầu các phòng ban thiết lập các nội dung công việc cần thực hiện trong năm với các tên gọi như chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hay chỉ số đo lường chính (KPI). Hoạt động này vô hình trung tạo nên một loạt những kẻ MỘNG MƠ và người BẬN RỘN.
Bảng 1: Kế hoạch công việc
Trong bảng kế hoạch này, các bộ phận cần xác định hạng mục công việc thực hiện và mục tiêu. Tuy nhiên cũng giống như câu chuyện kể trên, một số mục tiêu được đạt ra dưới dạng đo lường kết quả ví dụ thực hiện kiểm tra 100% theo checksheet (đánh dấu 1). Trong khi đó cũng những mục tiêu có thể chỉ là ước vọng (0 vụ tai nạn) nếu hành động chỉ là “Đào tạo định kì, lập danh sách các công việc được làm với các thành viên trong bộ phận”.
Thất lạc giữa trận đồ
Để thoát khỏi trạng thái BẬN RỘN hoặc MỘNG MƠ, các tổ chức thường tìm đến các mô hình quản lí được đúc kết trong các ấn phẩm, chương trình đào tạo. Nhưng xem ra họ còn bị lạc vào một mê cung dường như không lối thoát. Dưới đây là bảng tóm tắt các thuật ngữ chính được sử dụng trong các tài liệu liên quan đến quản lí chiến lược.
Tiếng Anh |
Tiếng Việt |
Ý nghĩa |
Vision |
Tầm nhìn |
Thường là một công bố ở cấp cao nhất của một tổ chức về hình ảnh, vị thế, cái đích…mà tổ chức muốn đạt được. Công bố tầm nhìn sớm nhất & nổi tiếng nhất có lẽ của Bill Gates khi ông viết “A computer on every desk and in every home” vào năm 1980. |
Mission |
Sứ mệnh |
Cũng là một công bố khác ở cấp độ cao nhất của tổ chức về mục đích, lý do tồn tại của tổ chức. Vision và Mission thường được các tổ chức công bố song song nhưng việc cái nào có trước cái nào có sau hay sự khác biệt thực sự là gì cũng có nhiều tranh luận. |
Value Proposition |
Định vị giá trị |
Một thông điệp của công ty dành cho khách hàng nhằm truyền tải lí do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. |
Strategy |
Chiến lược |
Một kế hoạch để đạt được mục tiêu, mục đích hoặc đích đến của tổ chức. |
Strategic Direction |
Định hướng chiến lược |
Đường lối phát triển trong lâu dài của tổ chức. |
Purpose |
Mục đích |
Một thông điệp về lý do tồn tại của một tổ chức. |
Goal |
Đích |
Kết quả mà công ty mong muốn đạt được có thể trong dài hạn (khi đó có thể hiểu Goal tương đương Vision, Straegy, Value Proposition…nếu không có giá trị số), có thể là ngắn hạn (khi đó có thể hiểu tương đương Objective, Target…nếu có gắn kèm giá trị số). |
Key Goal Indicator (KGI) |
Chỉ số đích Chỉ số mục tiêu cuối cùng |
Chỉ số hoặc các giá trị bằng số dùng để đo lường kết quả hoặc cụ thể hóa đích (Goal). |
Objective |
Mục tiêu |
Kết quả cần đạt được trong tương lai (ISO 9000:2015). Nếu đích (Goal) thường không kèm các giá trị bằng số, mục tiêu cần phải đo lường được bằng con số (ISO 9001:2015). Mục tiêu có thể đứng độc lập (không liên quan đến Goal) hoặc có liên quan đến đích. Khi đó Objective có thể tương đương với KGI. |
Target |
Chỉ tiêu |
Chỉ tiêu cũng mang ý nghĩa của một kết quả cần đạt được. Trong trường hợp mục tiêu chưa thể đo lường được hoặc không bắt buộc phải đo lường (ISO 14000:2015) chỉ tiêu được sử dụng để cụ thể hóa Objective. Ngoài ra chỉ tiêu cũng có thể gắn bất cứ hoạt động độc lập nào khác. |
Key Performance Indicator (KPI) |
Chỉ số đo lường kết quả hoạt động |
Một thuật ngữ khác dùng để chỉ một chỉ số hoặc giá trị đo bằng số dùng để đo kết quả. nhưng khác với KGI hoặc Objective, KPI được sử dụng để đo kết quả của các hoạt động hoặc một chức năng. Giống như Target, nếu đứng độc lập KPI có thể sử dụng cho bất cứ tình huống nào cần đo lường kết quả. Nếu ghép cùng các thuật ngữ khác, KPI thường được gọi là chỉ số đo lường định hướng tương lai (leading indicator) để đạt được mục tiêu cuối cùng KGI, thường được gọi là chỉ số đo lường kết quả quá khứ (lagging indicator). |
Critical Success Factor (CSF) |
Yếu tố thành công then chốt |
Thuật ngữ dùng để chỉ các lĩnh vực công ty nhất thiết phải quan tâm để đạt được thành công. Nếu xét về ý nghĩa về sự tác động đến sự thành công của tổ chức, CSF có thể tương đương với Goal, Stratey. |
Objective & Key Result (OKR) |
Mục tiêu & Kết quả then chốt |
Đây là một thuật ngữ mới có lẽ được giới thiệu một phần để giảm bớt sự rắc rối từ các thuật ngữ đã nêu. Mục tiêu (Objective) trong thuật ngữ này có tính định hướng chung (giống Goal) và cần kèm theo một kết quả then chốt cụ thể (Key Result). |
Bảng 2: Thuật ngữ hoạch định chiến lược
Ngay cả khi các thuật ngữ này được mô hình hóa để thể hiện ý nghĩa, mối liên hệ…; chúng ta cũng khó có thể tìm được tiếng nói chung giữa các mô hình.
Hình 1: Các mô hình chiến lược điển hình
Vậy làm thế nào để có được một bản đồ chiến lược rõ ràng? Ở phần tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu một mô hình có thể giúp tổ chức thoát khỏi trận đồ.
Có thể bạn quan tâm
FIND THE ROOT CAUSE, NOT THE REASON!
Tìm nguyên nhân, không tìm lí do Hành động khắc phục là một trong những...
SPECIAL CAUSE vs COMMON CAUSE
NGUYÊN NHÂN ĐẶC BIỆT vs NGUYÊN NHÂN HỆ THỐNG Ba chuyện đời thường Khi con...
CLIMATE CHANGE IN ISO 9001
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ISO 9001:2015 Biến đổi khí hậu trong ISO 9001 Ngày...
Stand-Alone Control Plan
SỔ TAY CONTROL PLAN Tách ra không phải để đứng một mình Control Plan (CP)...
APQP 3: WHAT’S NEW?
APQP 3: NHỮNG THAY ĐỔI NỔI BẬT Động lực thay đổi Phiên bản thứ 3...
SAU CÁNH “TỦ LẠNH” CÓ GÌ?
Có một vị giáo sư (GS) thường xuyên đăng tải các chia sẻ về quản...
STRATEGY MAP – PART 3: BALANCED SCORECARD
BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC – BALANCED SCORECARD Bản đồ chiến lược Trong hai bài trước...
STRATEGY MAP – PART 2: LOST IN VAIN
BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC – THẤT LẠC CÕI NÀO Người bận rộn hay kẻ mộng...